Đời sống

Nhà văn 'yểu mệnh' 36 tuổi đã qua đời là tác giả truyện ngắn mà người Việt Nam nào cũng biết

Nhà văn 'yểu mệnh' 36 tuổi đã qua đời là tác giả truyện ngắn mà người Việt Nam nào cũng biết

Được viết vào tháng 2/1941, tính đến nay đã hơn 82 năm, truyện ngắn Chí Phèo vẫn chưa bao giờ hết "hot" khi được phổ thành thơ, dựng thành phim, đưa vào làm chất liệu âm nhạc,... Không ngoa khi nói đây chính là một trong những truyện ngắn thành công nhất lịch sử văn học Việt Nam và hầu như tất cả người dân Việt đều biết đến tác phẩm này, thuộc nằm lòng những nhân vật cũng như tình tiết đắt giá trong đó. 

Tác giả của truyện ngắn kinh điển này chính là Nam Cao ( 29/10/1915 (hoặc 1917) – 30/11/ 1951), tên thật Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Khác với nhiều nhà văn khác, mục đích ban đầu của ông đến với văn chương là vì mưu sinh. Sau khi trải qua đủ nghề mà vẫn nghèo khó, Văn Cao bắt đầu viết truyện và thơ.

Tuy nhiên ông chỉ thực sự được chú ý sau khi tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ được NXB Đời mới Hà Nội ấn hành vào năm 1941. Tập truyện này được đánh giá là một hiện tượng văn học của thời đó, khiến cho bút danh Nam Cao cùng các tác phẩm của ông nhận sự chú ý lớn. Sau này khi in lại, ông đã đổi thành Chí Phèo - cái tên được biết đến rộng rãi ngày nay. Chí Phèo thành công đến mức Nam Cao được đặt ngang hàng với những nhà văn theo đuổi trào lưu văn học hiện thực giai đoạn trước Cách mạng tháng tám 1945 như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng.

Bộ phim về Chí Phèo đầu tiên ở Việt Nam

Chí Phèo bóc trần tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ dưới ngòi bút độc đáo của tác giả, khiến cho người đọc cảm thấy day dứt, ám ảnh khôn nguôi. Bối cảnh của truyện được lấy nguyên mẫu từ đời thực, ngôi làng Vũ Đại trong Chí Phèo ngoài đời chính là làng Đại Hoàng nơi nhà văn Nam Cao sinh ra và lớn lên. Giá trị hiện thực tạo ra sức hút mãnh liệt cho truyện còn giá trị nhân đạo chính là gốc rễ của một tác phẩm lớn và Chí Phèo có cả hai giá trị đó. Cho đến ngày nay, những câu văn nổi tiếng như "Ai cho tao lương thiện?" (Chí Phèo), “Chắc nó trừ mình ra!” (dân làng Vũ Đại),... trong Chí Phèo vẫn cực kì phổ biến và được nhắc đến thường xuyên. 

Nam Cao là nhà văn tài hoa nhưng bạc mệnh 

Tài hoa là thế nhưng Nam Cao lại là người "yểu mệnh" khi qua đời năm 36 tuổi. Được biết, ông bị quân quân Pháp phục kích vây bắt và sát hại vào ngày 30 /11/1951 tại đồn Hoàng Đan thuộc làng Vũ Đại, xã Gia Xuân, Gia Viễn (Ninh Bình). Thậm chí sau đó, phần mộ của nhà văn đoản mệnh này cũng bị thất lạc. Mãi đến năm 1996, Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình "Tìm lại Nam Cao" với mục đích tìm mộ của cố nhà văn. Cùng với sự tham gia của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, báo Nhân dân,... và sự trợ giúp của 7 nhà ngoại cảm (do Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) mời), cuối cùng cũng tìm ra một ngôi mộ nằm ở nghĩa trang huyện Gia Viễn, Ninh Bình được cho là mộ Nam Cao và di dời về quê hương ông ở Hà Nam.

 

Nữ giáo sư Toán học Việt Nam đầu tiên đón tin vui lớn ở tuổi 90: Vừa xuất bản luận án lưu lạc 50 năm

Sau 50 năm lưu lạc ở nước ngoài thì luận án hơn 200 trang viết tay của nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam đã được xuất bản thành sách.